價格:免費
更新日期:2018-01-31
檔案大小:2.2M
目前版本:1.0
版本需求:Android 2.3 以上版本
官方網站:http://www.gosuvn.com/
Email:phongtinh1995@gmail.com
聯絡地址:VIỆT NAM
Đoạn trường tân thanh thường được biết đến đơn giản là Truyện Kiều là một truyện thơ của thi sĩ Nguyễn Du. Đây được xem là truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển trong Văn học Việt Nam, tác phẩm được viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát, gồm 3254 câu.
Câu chuyện dựa theo tiểu thuyết "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân, một thi sĩ thời nhà Minh, Trung Quốc.
Hoàn Cảnh ra đời:
Có thuyết nói Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung Quốc (1814-1820). Lại có thuyết nói ông viết trước khi đi sứ, có thể vào khoảng cuối Lê đầu Tây Sơn[2]. Thuyết sau được nhiều người chấp nhận hơn. Ngay sau khi ra đời, Truyện Kiều được nhiều nơi khắc in và lưu hành rộng rãi. Hai bản in xưa nhất hiện còn là bản của Liễu Văn Đường (1871) và bản của Duy Minh Thị (1872), đều ở thời vua Tự Đức .
Truyện dựa theo bộ truyện văn xuôi Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân, lấy bối cảnh Trung Quốc thời vua Gia Tĩnh Đế đời nhà Minh (từ năm 1521 tới năm 1567). Có một số nhân vật như tổng đốc Hồ Tôn Hiến, nhân vật Từ Hải là có thật trong lịch sử.
Bản in khắc đầu tiên năm 1920 có tựa chính thức là Đoạn trường tân thanh có nghĩa là "tiếng kêu mới về nỗi đau lòng đứt ruột".
Nhân Vật:
- Vương Ông: cha của Vương Thuý Kiều, Vương Thuý Vân và Vương Quan. Trong "Kim Vân Kiều truyện" hồi một nói ông tên là Vương Lưỡng Tùng, biểu tự là Tử Trinh nhưng trong hôn thư do Vương Thuý Kiều viết ở hồi năm thì lại ghi ông tên là "Vương Chương" . Nhà ông ở Bắc Kinh .
- Vương Bà: vợ của Vương ông. Hồi một của "Kim Vân Kiều truyện" nói bà họ Kinh nhưng trong hôn thư do Vương Thuý Kiều viết ở hồi năm lại ghi bà họ Hà.
- Thuý Kiều: họ tên đây đủ là Vương Thuý Kiều. Trưởng nữ của Vương ông, Vương bà, chị cả của Vương Thuý Vân và Vương Quan. Khi Thuý Kiều làm nữ tì trong Hoạn phủ được Hoạn phu nhân đặt cho tên là Hoa Nô. Khi Kiều vào ở trong Quan Âm các có đạo hiệu là Trạc Tuyền. Theo "Kim Vân Kiều truyện" thì cái tên Trạc Tuyền là do Thúc sinh đặt cho Thuý Kiều theo yêu cầu của Hoạn Thư
- Thuý Vân : Họ tên đầy đủ là Vương Thuý Vân . Thứ nữ của Vương ông, Vương bà, em gái của Vương Thuý Kiều, chị hai của Vương Quan.
- Vương Quan: con trai út của Vương ông, Vương bà, em của Vương Thuý Vân và Vương Thuý Kiều.
- Đạm Tiên: Theo "Kim Vân Kiều truyện", Đạm Tiên có họ tên đây đủ là Lưu Đạm Tiên.
- Kim Trọng : Theo "Kim Vân Kiều truyện", Kim Trọng có biểu tự là Thiên Lý.
- Thằng bán tơ
- Mã giám sinh : Theo "Kim Vân Kiều truyện", Mã giám sinh có họ tên đầy đủ là Mã Quy ,người mua Kiều cho Tú Bà.
- Tú bà : Theo "Kim Vân Kiều truyện", Tú bà có họ tên đây đủ là Mã Tú (馬秀). Chủ lầu xanh nơi Kiều bị bán vào lần 1.
Sở Khanh người đàn ông có tính xấu, dâm dục, lừa tình những cô gái chân yếu tay mềm.
- Thúc sinh: Còn được gọi là "chàng Thúc" , "Thúc sinh viên" , "Thúc lang" . Trong "Truyện Kiều" có câu "Kỳ Tâm họ Thúc cũng nòi thư hương". Theo "Kim Vân Kiều truyện" Thúc sinh có họ tên đầy đủ là "Thúc Thủ" , biểu tự là Kỳ Tâm. Đã đem tiền chuộc Kiều khỏi lầu xanh (lần 1) và cưới nàng làm vợ lẽ.
- Hoạn thư: vợ của Thúc sinh. Trong "Kim Vân Kiều truyện" Hoạn thư được gọi là "Hoạn tiểu thư" hoặc "Hoạn thị". "Kim Vân Kiều truyện" và "Truyện Kiều" đều không nói nhân vật tên là gì.
- Hoạn phu nhân: mẹ của Hoạn thư.
- Thúc ông : cha của Thúc sinh
- Khuyển : Theo "Kim Vân Kiều truyện", Khuyển có họ tên đầy đủ là Hoạn Khuyển .
- Ưng: Theo "Kim Vân Kiều truyện", Ưng có tên đầy đủ là Hoạn Ưng.
- Giác Duyên: ni cô Quan Âm các
- Bạc bà. Chủ lầu xanh nơi Kiều bị bán vào lần 2.
- Bạc Hạnh
- Từ Hải Một chỉ huy cướp biển, đối kháng với nhà Minh. Đã đem tiền chuộc Kiều khỏi lầu xanh (lần 2) và cưới nàng làm vợ, sau đó giúp Thúy Kiều báo thù những người đã hãm hại nàng cũng như đền ơn những người giúp đỡ Kiều.
- Hồ Tôn Hiến: Tổng đốc nhà Minh, đem quân triều đình đi tiếu phạt và giết được Từ Hải, bắt sống Thúy Kiều.
Tính năng nổi bật :
- Giao diện đơn giản, tiện lợi
- Vuốt trái, phải để xem trang tiếp theo, trước đó
- Quảng cáo hiển thị thân thiện, không gây ức chế